Nghệ thuật giải đáp các câu hỏi hóc búa của trẻ

Chắc chắn có lúc bạn sẽ cảm thấy lúng túng với những câu hỏi khó của con. Không phải bạn không có khả năng trả lời các hỏi đó là bởi vì bạn đang cân nhắc làm sao để cung cấp thông tin cho trẻ một cách đơn giản và chính xác nhất theo góc nhìn của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn vài lời khuyên giúp gỡ rối tình huống ngay tức khắc.

Câu hỏi về giới

Những thắc mắc về sự khác biệt giữa nam và nữ sẽ là câu hỏi thường thấy ở các bạn nhỏ. Khi mà con bạn đặt câu hỏi về giới tính thì có nghĩa là những khúc mắc của trẻ đang cần được giải đáp.

Vì thế bạn đừng lờ đi câu hỏi của trẻ hay nói dối chúng nhưng hãy giải thích phù hợp với lứa tuổi của bé. Đối với trẻ nhỏ không nhất thiết phải đi sâu vào chi tiết, với những trẻ lớn hơn trên 10 tuổi trở lên có thể giải thích thêm và chỉ ra cho bé một số giá trị cơ bản.

Khi bạn chưa tìm ra câu trả lời phù hợp bạn hoàn toàn có thể trì hoãn việc giải đáp thắc mắc của bé “mẹ cũng chưa biết tại sao? Con và mẹ cùng đi tìm hiểu nhé!”. Bạn và bé cùng nhau đi hỏi “ông Gu-gồ”.

Trên mạng sẽ có rất nhiều tư liệu là những đoạn phim ngắn, sinh động giải thích một các đơn giản và dễ hiểu như hành trình của tinh trùng đến gặp trứng hay sự khác biệt cơ bản giữa trai và gái. Hoặc có những bộ truyện về giáo dục giới tính bạn có thể mua về đọc cho trẻ nghe.

Câu hỏi về những ngôn ngữ thô tục

Sẽ không tránh khỏi có lúc trẻ nghe thấy những lời lẽ thô tục ở đâu đó hay từ chính người trong gia đình vô tình phát ra. Và có thể trẻ sẽ đem thắc mắc về nghĩa của lời nói thô tục đó để hỏi bạn như “Đ.M có nghĩa là gì ạ?” thì lúc đó bạn chớ có hoảng hốt hay quát nạt trẻ.

Trẻ rất nhạy cảm trong việc nắm bắt cảm xúc của người lớn. Phản ứng không phù hợp sẽ khiến trẻ sợ không dám chia sẻ với bạn nữa.

Điều bạn cần làm là giải thích một cách đơn giản như từ đó, câu đó là từ/câu chửi tục thể hiện một thái độ khó chịu, bực bội về một vấn đề. Hoặc bạn có thể hỏi ngược lại trẻ, theo cảm nhận của con từ đó có nghĩa là gì? Và đưa ra lời khuyên với trẻ “chúng ta sẽ không sử dụng những từ ngữ kiểu như vậy”, “Chúng ta có thể dùng những từ ngữ khác thay thế để thể hiện sự bực bội”

Câu hỏi về mối quan hệ

Sống trong cùng một gia đình, chắc chắn có những lúc trẻ chứng kiến ​​cảnh người lớn thể hiện tình cảm âu yếm hoặc trong những hoàn cảnh không may, bố mẹ hay cãi nhau thậm chí chia tay nhau. Trẻ sẽ đặt câu hỏi “Sao hai người lại hét vào mặt nhau?”, “Tại sao Bố lại không ở đây?”

Mặc dù hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng có một giải pháp chung là bạn sẽ cung cấp các câu trả lời khách quan nhất để bảo vệ đứa trẻ khỏi các vấn đề của người lớn hoặc cảm xúc của bạn;

Trẻ em còn quá nhỏ để có thể xử lý các gánh nặng này. Trả lời thành thật để giúp đứa trẻ hiểu điều gì đang xảy ra. Hãy trấn an trẻ và giúp bé đương đầu với tình hình.

Câu hỏi về sinh và tử

“Chúng ta đến từ đâu?” “Tại sao con chuột chết? Chuyện gì đã xảy ra với nó?” Là những câu hỏi không phổ biến nhưng rất nhiều khả năng trẻ sẽ thắc mắc với bạn.

Bạn cần tránh đưa ra những câu trả lời hư cấu điển hình như: “Con cò đã đưa con đến với mẹ”, “Con chuột sẽ ngủ rất lâu …”. Cũng không nên đưa quá nhiều thông tin khiến trẻ cảm thấy bối rối, lo lắng vì không thể hiểu hết.

Hãy trả lời gần với thực tế nhất nhưng hướng trẻ về những góc độ tích cực. Các câu hỏi về cái chết có thể được giải đáp bằng một vài lời giải thích về cuộc sống và bệnh tật. Không nên gạt sang một bên những câu hỏi nhưng hãy cố gắng đồng cảm với cảm giác mà con bạn đang cố truyền đạt.

Đau buồn là cảm xúc rất quan trọng với cả trẻ con lẫn người lớn và là một phần tất yếu của cuộc sống. Hãy để con bạn được thể hiện cảm xúc như buồn, khóc lóc, tổn thương,…. và hướng dẫn con vượt qua nỗi đau bằng cách gợi nhớ về những thời gian vui vẻ từng có hoặc giải thích về việc cơ thể không còn hoạt động, không cảm thấy đói, không cảm thấy lạnh,…..nhưng linh hồn vẫn đang ở trên trời cao.

Câu hỏi so sánh

Lũ nhóc luôn ấn tượng khi bị đối xử bất công hoặc đố kỵ khi không được yêu thương nhiều hơn người khác. Trong tình huống này, tốt nhất bạn nên lắng nghe trẻ và thu thập thông tin để hiểu rõ cảm nhận của trẻ qua câu hỏi “điều gì khiến con nghĩ mẹ yêu em nhiều hơn con?”.

Trẻ được lắng nghe sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và bạn có thể giải thích “Con và em hoàn toàn khác nhau và tình cảm bố mẹ thể hiện với các con vì vậy cũng khác nhau. Nhưng tình yêu bố mẹ dành cho các con là như nhau”

Câu hỏi uyên bác

Sẽ có lúc trẻ sẽ hỏi các câu hỏi mà đòi hỏi rất nhiều thời gian để bố mẹ cần phải nghiên cứu để trả lời. Như “Tại sao bầu trời có màu xanh?” “Dải ngân hà là gì”. Có vẻ như tầm hiểu biết của trẻ đang vượt cả ra ngoài vụ trụ, chắc trẻ đang muốn làm nhà khoa học tương lai đây.

Cho dù không có đủ thời gian để trả lời hay câu hỏi quá phức tạp so với khả năng hiểu biết của bạn thì chúng ta hoàn toàn có thể trì hoãn câu trả lời “Đó là một câu hỏi rất thú vị. Mẹ không biết. Chúng ta có thể cùng tìm hiểu sau không?”

Cute asia children

Bạn luôn nhớ rằng lũ trẻ hỏi han, vặn vẹo là điều rất đáng mừng. Chúng chỉ đang muốn tìn câu trả lời để giải đáp những thắc mắc của mình mà thôi. Bố mẹ đừng bao giờ cười nhạo các câu hỏi của trẻ, cũng không nên trả lời qua quýt hay nói dối trẻ bởi đó là cơ hội cho chúng ta cung cấp thông tin cho trẻ.

Trên thực tế thì trẻ không quan trọng về việc bạn trả lời câu hỏi trơn tru thế nào và logic ra làm sao bằng việc bạn lắng nghe và dành chút thời gian để suy nghĩ về khúc mắc của trẻ.

Đừng vùi dập những ước mơ hết sức tươi đẹp của trẻ nhé, hãy tiếp tục khích lệ trẻ khám phá thế giới bằng cách lắng nghe trẻ và trả lời câu hỏi một cách thật nghiêm túc.

Tham khảo nguồn https://thenewageparents.com/

lenguyen
 

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: